TRANG BÌA

www.lebichson.org

TRANG BÌA

        

..

 

 

DI TÍCH CHĂM BÌNH ÐỊNH

-Khuyết danh-

 

       Vào hậu bán thế kỷ thứ XV (1470), vua Lê Thánh Tông, sau khi đánh tan đạo quân của vua Champa Trà Toàn, thừa thắng tiến đánh vào nam, chiếm kinh đô Chopant (Ðồ Bàn), sáp nhập thành này vào đạo Quảng Nam của Ðại Việt và đặt cơ quan hành chính cai trị tại phủ Hoài Nhơn (Bình Ðịnh).

       Ðất nước Champa xưa bao gồm 5 tiểu vương quốc: Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga và người Chăm vốn được hình thành bởi hai nhóm sắc tộc Malayopolynoisan và Môn-Khơme với một lãnh thổ trải dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận.

       Tỉnh Bình Ðịnh ngày nay thuộc tiểu vương quốc Vijaya (bao gồm cả Phú Yên) với kinh thành Ðồ Bàn (còn gọi là Trà Bàn). Ranh giới của vương quốc Vijaya được ấn định bởi đèo Bình Ðê phía bắc và đèo Cù Mông, đèo Cả phía nam. Vì thế, nơi đây còn là một trong 3 trung tâm quan trọng và lớn của vương quốc (Bình Ðịnh, Mỹ Sơn, Khánh Hoà) và ngày nay vẫn còn tồn tại những công trình nằm rải rác trong địa bàn tỉnh, tất nhiên, do đặc điểm của thời kỳ được xây dựng, chúng có một khuynh hướng nghệ thuật riêng. Mặc dầu bị chiến tranh tàn phá, ngày nay vùng đất này vẫn còn tồn tại 8 cụm đền tháp được bảo lưu, có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, mang khuynh hướng thẩm mỹ và phong cách được gọi là phong cách Bình Ðịnh (còn gọi là phong cách Tháp Mẫm), nằm trong thời kỳ thứ hai của nghệ thuật Champa. Thời kỳ nay, ngoài phong cách Tháp Mẫm, còn song hành phong cách Ponaga (Khánh Hoà) trong khi thời kỳ thứ nhất bao gồm phong cách Mỹ Sơn, Hoà Lai và Ðồng Dương. Hầu hết những đền tháp thời kỳ này được xây dựng ở những năm tháng hoà bình ngắn ngủi, được mệnh danh là nhóm tháp Vijaya, bao gồm hai nhóm chính:

       1.Nhóm nằm trong truyền thống Champa (có ảnh hưởng hồi giáo ấn Ðộ và Phật giáo Ðại Việt): tháp Bạc, tháp Bình Lâm (thế kỷ XI) và tháp Thốc Lốc, Cánh Tiên, Thủ Thiện (thế kỷ XIII).

       2.Nhóm chịu ảnh hưởng nghệ thuật Khơme: Dương Long, Hưng Thạnh (thế kỷ XII-XIII).

       Nghệ thuật kiến trúc vùng Vijaya là một bước phát triển của những đền tháp Aramavati. Nhóm tháp đáng lưu ý ở đây là nhóm tháp Bạc, tọa lạc trên một ngọn đồi cao nằm cạnh sông Côn, cách cửa Thị Nại (Sri Boney) khoảng vài km. Tháp Bạc được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XI là một quần thể lớn gồm 4 công trình kiến trúc, có vị trí gần như trung tâm của tiểu vương quốc Vijaya. Nhóm tháp Dương Long và Hưng Thạnh chịu ảnh hưởng kiến trúc Khơme do giao lưu văn hoá giữa hai nước vào thế kỷ XII. Tháp Dương Long được xây dựng trên một ngọn đồi cao, có dáng vẻ uy nghi hoành tráng, vững vàng biểu trưng cho cội rễ vương quyền Chiêm quốc.

Vững vàng tháp cổ ai xây
Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long

 

..

Phật giáo nhập môn     Phật giáo và xã hội     Phật giáo và văn hoá     Phật giáo và giáo dục     Phật giáo quốc tế    

Phật giáo sử - truyện     PG và vấn đề tái sanh     Thơ ca Phật giáo     Âm nhạc Phật giáo     Tin tức Phật giáo

Mẹ và Quê hương     Di tích& văn hoá đất võ     Bình Định: Đất & Người     Thơ ca Bình Định

Bài mới đăng tải     Nối vòng tay lớn     Thông báo     Linh tinh     Hình ảnh

Trang chủ     English     Liên lạc     Trang chủ

 

Hit Counter
ISP Internet Access

 

 

Thành lập

ngày 10 tháng 9 năm 2003