TRANG CHỦ

TRANG CHỦ

ĐẠO PHẬT CON ĐƯỜNG HƯỚNG ĐẾN GIẢI THOÁT GIÁC NGỘ - Many do not know that we are here in this world to live in harmony. Those who do know this do not fight against each other. (The Dhammapada, chapter 1, verse 6)

..

 

CHÉP KINH NHẰM NÂNG CAO TRÍ LỰC

Tomoko Otake (The Japan Times)

Việt dịch Tâm Diệu Phú

 

Giữa lúc phong trào đam về bất kỳ thứ thể làm tăng thêm trí lực đang thịnh hành khắp nước Nhật hoặc ít nhất giúp cho tầng lớp cao niên duy trì được các chức năng tâm trí – thì gần đây một phương pháp thực tập trong nhà Phật tương đối khiêm tốn mặt từ bao thế kỷ nay đang thu hút được nhiều sự chú ý.

Thực tế là, shakyo (寫經) nghĩa ghi chép kinh điển Phật giáo cho thấy là hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng bệnh lãng trí theo như cuộc nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi một giáo sư ở Trường Đại học Tohoku - Ryuta Kawashima - liên đoàn các nhà xuất bản chủ yếu Gakken. Giáo Kawashima, một chuyên gia nghiên cứu não bộ hàng đầu Nhật, đã đo lường độ hoạt động não của một nhóm người cao niên thành phố Sendai bằng cách lắp đặt thiết bị cảm biến (sensors) trên đầu họ nhằm giám sát những thay đổi trong các mạch máu não. Qua một ngàn cuộc thử nghiệm với những người tham dự, thì cuộc nghiên cứu tìm thấy rằng khi những người này đang biên tay kinh sách thì bộ não trở nên linh hoạt các vùng não nhất định nào đó hơn khi họ thực hiện bất cứ trong số 160 loại công việc khác, bao gồm lăn tròn quả óc chó (walnut) trong lòng bàn tay, chơi trò thắt dây vào các ngón tay (cat’s cradle), hoặc dán những mảnh giấy màu vào các bức vẽ.

 

Đạo Phật Thực Nghiệm

Đối với Shudo Miura, vị thầy Trú Trì của ngôi chùa Phật giáo Honjuin được đặt trụ sở ở Tokyo, thì sự kiện đó hầu như không ngạc nhiên. Giải thích rằng shakyo phương thức thực nghiệm hay vận dụng đôi tay nhiều nhất để thực tập Phật pháp, thầy Miura nói thêm, “Ngày nay nhiều người cảm nhận được nhu cầu khỏa lấp khoảng trống vắng tâm linh trong họ, shakyo là cách dễ nhất để hiểu đạo Phật cho dù là người đó không biết gì về kinh điển.”

Thầy Miura cho biết lịch sử shakyo từ thế kỷ thứ tám khi hoàng đế Shomu cho xây cất các ngôi chùa khắp xứ Nhật, nhu cầu biên chép kinh điển đột nhiên lan nhanh như nấm. Tất nhiên là không có máy in vào thời đó, nên các bản sao phải được viết tay.

Thầy Miura nêu thêm bản kinh thường được sử dụng nhiều nhất cho shakyo “Hannya Shinkyo” (Bát Nhã Tâm Kinh), gồm 276 chữ, được biết như “Giáo về Tánh Không” (The Doctrine of Emptiness). Bản kinh này đọng lại giáo pháp cốt lõi của Phật giáo Đại thừa và thật là phổ cập tại vì bản kinh ngắn gọn, có thể chép lại chừng một giờ.

Theo truyền thống xa xưa thì shakyo công trình biên chép của các nhà sư đáng kính quan lại, hay của nhiều vị chuyên môn hóa về lãnh vực này. Nhưng rồi vào khoảng thế kỷ 11, các dòng dõi samurai (binh sĩ Nht ở chế độ phong kiến) bắt đầu ghi chép kinh để cầu nguyện cho sự hưng thịnh của họ, theo như lời của thầy Miura. Từ đó trở đi, sự thực tập này lan dần sang lớp người bình dân, trong thời buổi tân tiến này nhiều người thực hành shakyo để theo đuổi mục đích riêng biệt nào đó, như được nhận vào trường học họ chọn lựa hoặc cầu nguyện cho vong hồn ông bà tổ tiên hay cho mizuko (các thai nhi bị sẩy hay bị phá).

Do bởi tính chất tu tập của shakyo, thầy Miura nhấn mạnh rằng, ta không nên coi shakyo như là thuật viết chữ đẹp (calligraphy). Trong phương pháp shakyo, thầy Miura giải thích thêm, quan trọng là sự thành tâm – chứ không phải là phẩm chất của chữ viết. “Bạn nên quan sát chữ viết bằng đôi mắt mình, cố gắng viết mỗi một chữ cho ngay thẳng, cứ như là bạn đang thỉnh mời đức Phật vào trong tâm mình vậy,” thầy Miura giải bày cặn kẽ. “Theo cách đó, bạn sẽ cảm nhận rõ là kỳ thực bạn cùng đồng là một với đức Phật.”

Thầy Miura mở cửa chùa hằng ngày – chùa này là một công trình kiến trúc hiện đại, đúc bằng bê tông, nằm trên đường lộ đông đúc náo nhiệt thuộc vòng đai số 7, trong quận Ota của thủ đô Tokyo – cho mọi người ghé vào và thực hành shakyo từ 9 giờ sáng tới 4 giờ chiều.

 

Khỏi Phải Lo Lắng Nghĩ Ngợi

Trong suốt cuộc viếng thăm mới đây ngôi chùa đó, tôi được thấy một nhóm người trong một căn phòng chánh lớn, đang yên lặng chép kinh từ đầu tới cuối, từ phải sang trái, trên giấy washi thời xưa của người Nhật, qua việc sử dụng những cây bút fude, thân viết đầy mực, và “ngòi bút” là lông ngỗng cứng, nhưng hơi dễ uốn.

“Tôi cảm thấy thật an tịnh, trong lúc tôi viết, thì tâm trí tôi không lo lắng nghĩ ngợi cả,” một 70 tuổi gần chùa đã phát biểu như vậy. Một khác ở độ tuổi lục tuần thì nói rằng các người trẻ tuổi cũng nhận được lợi lạc từ shakyo không nhiều quá cho sự tập luyện tính cách tôn giáo, mà chỉ là để “giữ tâm họ khuây khoả, thanh thản.”

Được hỏi nếu thầy Miura có bất kỳ mẹo vặt nào dành cho những người mới thực tập lần đầu tiên, Thầy ngẫm nghĩ chốc lát, rồi đáp: “Hãy cố gắng chú tâm, đừng để cho bị gián đoạn bởi các cú điện thoại hay bởi những sự sao lãng khác cho đến khi bạn chép xong một hàng, chừng 17 chữ. Tôi cũng khuyên trước khi bạn khởi sự, bạn nên sắp xếp gọn ghẽ căn phòng mình thắp nhang, thay hối hả viết tháu bản kinh trên giường hay nơi nào đó. cố gắng giữ tâm mình trong sáng; đây chính là thời gian rèn luyện tâm trí.”

Ngoài ngôi chùa Honjuin của thầy Miura ra, còn một số chùa của các môn phái Phật giáo khác nữa Nhật cung cấp shakyo cho khách đến viếng chùa. Cho những ai thích thực hành ở nhà, thì bộ đồ dùng shakyo, gồm có bút lông, mực, và giấy, có bày bán ở các cửa hàng văn phòng phẩm hoặc là trên mạng lưới trị giá từ khoảng 6 ngàn đồng yên Nhật trở lên.

Để biết thêm tin tức về shakyo (bằng Nhật ngữ), bao gồm một bản danh sách chùa chiền Nhật Bản dành sẵn chương trình thực tập shakyo, xin hãy tham viếng trang nhà: http://www.syakyou.com

 

Tâm Diệu Phú

 

..

 

Phật giáo nhập môn     Phật giáo và xã hội     Phật giáo và văn hoá     Phật giáo và giáo dục     Phật giáo quốc tế    

Phật giáo sử - truyện     PG và vấn đề tái sanh     Thơ ca Phật giáo     Âm nhạc Phật giáo     Tin tức Phật giáo

Gia Đình Phật Tử       Mẹ và Quê hương     Di tích& văn hoá đất võ     Bình Định: Đất & Người     Thơ ca Bình Định

Bài mới đăng tải     Nối vòng tay lớn     Thông báo     Linh tinh        Pháp Âm        Hình ảnh

Trang chủ     English     Liên lạc     Trang chủ

 

www.lebichson.org

Thành lập

ngày 10 tháng 9 năm 2003

Hit Counter

(This homepage is best viewed with a screen size of  1024 x 768 pixels

Trang nhà hiển thị tốt nhất với chế độ màn hình 1024 x 768 pixels)