ĐẠO PHẬT CON ĐƯỜNG HƯỚNG ĐẾN GIẢI THOÁT GIÁC NGỘ - NHỚ VỀ QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM THÂN YÊU, NƠI ĐÃ CHO TA NIỀM HẠNH PHÚC LẪN KHỔ ĐAU - THÀNH KÍNH TRI ÂN MẸ CHA, NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHO CON TRÁI TIM VÀ HÌNH HÀI ĐỂ CON ĐI VÀO CUỘC SỐNG!

..

 

 STORIES OF THE BUDDHA’S FORMER BIRTHS

By ANJALI PAL

NHỮNG MẪU CHUYỆN TIỀN THÂN ÐỨC PHẬT

Việt dịch: Hoà Thượng THÍCH TRÍ CHƠN

 

MỤC LỤC - CONTENTS

Con Ngỗng Vàng - The Golden Goose

Lộc Vương Ba-Ni-Ăn - The Banyan Deer

Con Khỉ Có Lòng - The Great-Hearted Monkey

Con Hươu Cao Thượng - The Noble Stag

Con Voi Trắng  - The White Elephant

Con Nai Vàng - The Goldern Deer

Quốc Vương Si Vi  - King Sivi

Người Nông Dân Phản Bội - The Ungrateful Peasant

Vua Rắn - The Serpent King

Chú Thích Của Dịch Giả - Footnotes of The Translator

Các bài dịch & viết cùng tác giả

 

THE GOLDEN GOOSE   (1)

CON NGỖNG VÀNG  (1) 

     Long ago King Bahuputakka or the “Father of Many Sons”, and his queen consort Khema (2) ruled in Banaras (3). One day the queen dreamt of a golden goose who spoke with the wisdom of a sage. She told the king that she greatly desired to see and hear such a wonderful bird.

      The king made enquiries and was told that there were such birds as golden geese, but that they were rare and not easily found. He sent for his foresters and huntsmen and asked them how such a bird could be brought to Banaras. They advised him to construct a lake near the city, where one day a golden goose might come.

      Now at that time there lived many wild geese on Mount Cittakuta. (4) They numbered ninety thousand in all, and their king, Dhatarattha, was a beautiful bird with feathers of a shining golden colour.

 

     In the course of time, a large lake was made near Banaras, and the king named it Khema, after his queen. Flowering trees were planted around the lake, and water lilies and lotuses floated on the sparkling water. Daily, corn was scattered here, and the king's herald used to call out: “The king of Banaras welcomes all birds to come and live in peace on this beautiful lake. They will be protected from danger by the king's men.”

 

News of this lake reached the wild geese on Mount Cittakuta, and they went to the golden goose and said, “Lord, the king of Banaras has made a large and sweet-smelling lake near the city. He guarantees protection to all birds who settle there. The birds will also be fed by the foresters. Let us go and see what sort of a place it is. We are weary of living on this mountain top.”  weary of living on this mountain top.

     

     The golden goose agreed to their proposal, and he and his flock flew south towards Banaras.

     The king had orderd his hunters to watch regularly by the lake. He told them that if they saw a golden goose approach the water, they were to immediately set a snare for him. The head hunter ringed the lake around with his men at all hours of the day and night.

     Early one morning he saw a huge flock of geese and a larger bird, whose feathers gleamed gold in the sun's rays, flying towards the lake. Quickly, he set a snare amongst the water lilies and lotuses. He knew that the golden goose, being the leader, would alight first on the water.

 

    

Like a dense white cloud the ninety thousand geese drifted down towards the lake. The golden goose settled on the water, and at once his foot was caught in the snare. Seeing that their leader was trapped, the flock of geese circled round, honking in distress. But none were brave enough to attempt to rescue him. They rose up and flew back towards Mount Cittacuta and safety.

Sumukha, chief captain of the geese, alone remained with his king. The golden goose turned to him and said, “The other geese have all flown away, Sumukha. Without hesitation they deserted me. Why do you wait? Fly away quickly while you have the chance. If you remain here you will be captured.”

Sumukha, floating gracefully on the water by the side of his king, replied, “I will never leave you, royal goose, now that danger draws near. I will remain and either live or die by your side.”

As they were talking, the chief huntsman came close to the lake. Sumukha decided to try and soften the huntsman's heart and flew up to him, begging him to let the golden goose go. The huntsman was struck by the regal beauty of golden bird, and asked him, “Your comrades have all fled, O noble goose. Did you not see the snare from afar?”.  “When life is coming to and end, and death draws near, it is of no use to struggle against fate. Thus, I did not see the snare.”

 

    

The huntsman was greatly impressed by the wisdom of the golden goose. He asked Sumukha, And why have you alone remained? The other geese are no longer to be seen. You are free, yet you have remained by the side of this noble bird. Who is he, that you have not left him in an hour of need? “He is my king, my comrade and my friend. I will never forsake him though I die for it.”

 

     Hearing this the hunter thought, “Indeed these are brave and noble birds. If I harm them the gods will punish me. What do I care for the king's reward. I will set them free.”

 

      He said to Sumukha, “Since you are prepared to die for friendship's sake, I will set your king and comrade free. Then fly where you both will.”

 

     Tenderly he loosed the golden goose's foot from the snare, and washed the blood away in the clear pure water of the lake. He set the dislocated muscles and tendons, and by a miracle the foot became whole again. Not a mark showed where it has been caught.

Sumukha was overjoyed at seeing his king free, and said to the huntsman, “May you and yours always live in prosperity, O hunter, for your merciful act in setting my lord free.”

 

The golden goose asked the huntsman, “Did you capture me for yourself, or was it at someone else's command?”

      “It was by order of the king that I set the snare, noble goose.” The hunter told the golden goose the truth, and how the queen desired to see the wonderful bird.   

 

The golden goose thought, “Perhaps it would be best if I went to the city. The hunter will be rewarded. King Bahuputakka is known to be a wise and virtuous monarch. If I appear before him of my own free will, he will be satisfied, and may decide to give me the freedom of this beautiful lake.” So he said to the huntsman, “Take us to the king. I will speak with him, and then if he wishes he will set us free.”

  

      “Noble goose, kings are not always merciful. He may decide to keep you both as prisoners.”

     “I have softened your heart, huntsman, surely I can find favour with a great king. Leave that to me. You do your duty and take me and Sumukha into his presence.” So the huntsman put both birds on his carrying pole and took them to the palace.

   When the king and queen saw the two magnificent birds, one with feathers of shining gold and the other as white as the snow on the mountain tops, they were delighted. The king set them both on a golden perch, and with his own hands gave them honey and fried grain to eat, and sweetened water to drink.

     The whole night through, the king and the golden goose conversed together on the duties of kingship and the virtues of kings. The golden goose told the king, “He that puts off until too late the effort to do good, will sink low. He loses all knowledge and great will be his loss. He who does not see the truth gains no wisdom. Cherish your sons, so that they may grow wise and always follow the path of virtue.”    

     Thus the golden goose advised and encouraged the king. When dawn came, he bade farewell to the king and queen, and with the faithful Sumukha, flew out of the northern window and to far away Mount Cittakuta. 

Thuở xưa, có vua Ba-Hu-Pu-Tắc-Ca (Bahuputakka) hay “Cha của nhiều con” và hoàng hậu Khê-Ma (Khema)(2) trị vì xứ Ba La Nại (3). Ngày nọ, hoàng hậu nằm mơ thấy một con ngỗng vàng nói chuyện như nhà hiền triết thông thái. Hoàng hậu bảo đức vua rằng bà rất muốn thấy và nghe tiếng con ngỗng kỳ lạ đó.

 Nhà vua hỏi thăm và được biết rằng có thứ chim trông như ngỗng vàng nhưng giống ấy rất hiếm và không dễ gì gặp thấy. Ðức vua ra lịnh cho đi tìm cán bộ lâm nghiệp và những thợ săn để hỏi các vị ấy làm sao có thể bắt con chim đó mang về xứ Ba La Nại. Họ khuyên nhà vua nên xây một hồ nước vàng ấy sẽ đến.       

Lúc bấy giờ, trên núi Chít-Ta-Ku-Ta (Cittakùta)(4), có rất nhiều ngỗng rừng tới chín chục ngàn con sinh sống với ngỗng chúa tên Ða-Ta-Rát-Tha (Dhatarattha)(5) là một loài chim có bộ lông màu vàng óng ánh rất đẹp.

    Trong thời gian ấy, đức vua truyền lịnh cho xây một cái hồ gần thành Ba La Nại và phỏng theo tên của hoàng hậu gọi là  hồ Khê-Ma (Khema). Người ta trồng nhiều hoa xung quanh hồ cũng như thả những bông súng và hoa sen trên mặt nước lóng lánh. Hằng ngày, lính của nhà vua vãi lúa ở đây và thường kêu gọi như sau: “Ðức vua xứ Ba La Nại xin mời tất cả những loài chim đến sống an lành tại hồ nước xinh đẹp này. Quý vị sẽ được lính của nhà vua bảo vệ khỏi mọi hiểm nguy.”

Tin tức về hồ này được lan truyền đến những con ngỗng rừng đang sống trên núi Chít-Ta-Ku-Ta. Chúng tới gặp con ngỗng vàng và tâu rằng: “Thưa Ngài, vua xứ Ba La Nại có thiết lập một cái hồ lớn và thơm ngạt ngào gần thành phố. Nhà vua bảo vệ cho tất cả loài chim nào đến sinh sống tại đó. Tất cả chim muông cũng sẽ được chăm nuôi bởi lính kiểm lâm. Vậy chúng ta hãy đến và xem thử nơi ấy ra sao, chúng tôi thật quá chán sống trên đỉnh núi này rồi”.

Ngỗng vàng đồng ý đề nghị của những ngỗng rừng, và nó cùng cả đàn nhắm hướng nam bay về thành Ba La Nại.

Nhà vua đã ra lịnh cho các thợ săn thường xuyên canh chừng bên cạnh hồ. Ông ta bảo họ rằng khi nào thấy ngỗng vàng tiến đến gần hồ nước thì tức khắc sập bẫy nó. Người trưởng đoàn thợ săn chỉ thị cho các thợ săn bao vây xung quanh hồ nước liên tục suốt ngày đêm.

Vào một buổi sớm mai, tên đoàn trưởng thợ săn thấy một đàn rất nhiều ngỗng rừng, cùng với một con lớn hơn, có bộ lông phản chiếu ánh sáng mặt trời lấp lánh như vàng, đang bay về phía hồ nước. Ông ta nhanh chóng bủa lưới bao khắp quanh những bông súng và hoa sen. Người trưởng đoàn thợ săn biết rằng con ngỗng vàng chúa đàn, sẽ bay xuống trước đậu trên hồ nước.

 Như một đám mây trắng dày đặc, chín mươi ngàn con ngỗng rừng bay sà xuống mặt hồ. Khi ngỗng vàng vừa đậu trên nước, chân của nó liền bị sập mắc vào lưới. Nhìn thấy chúa đàn bị bắt, đàn ngỗng trời bay lượn quanh, kêu la thảm thiết. Nhưng không con nào có đủ can đảm để tìm cách cứu ngỗng chúa. Chúng liền vươn lên bay trở về núi Chít-Ta-Ku-Ta một cách an toàn.

 

Su-Mu-Kha (Sumukha), thủ lãnh đàn ngỗng, một mình ở lại với ngỗng chúa.Ngỗng vàng quay lại ông ta và bảo: “Sumukha, tất cả những con ngỗng kia đều đã bay cả rồi. Không do dự, chúng đã tách rời ta. Tại sao ngươi còn chần chờ? Hãy bay nhanh đi khi ngươi còn có cơ hội. Nếu ngươi ở lại đây, ngươi sẽ bị bắt.”

Su-Mu-Kha một cách nhẹ nhàng lướt trên mặt hồ đến bên cạnh ngỗng chúa trả lời: “Hạ thần sẽ không bao giờ rời xa đức vua, khi sự gian nguy đến gần kề. Dù sống hay chết hạ thần cũng sẽ ở bên cạnh hoàng thượng.”

Vào lúc thủ lãnh đàn ngỗng và ngỗng chúa đang chuyện trò, người trưởng đoàn thợ săn đến gần hồ nước. Su-Mu-Kha quyết định làm cho người trưởng đoàn thợ săn cảm động nên đã bay tới van xin anh ta đừng bắt ngỗng chúa. Người trưởng đoàn thợ săn kinh ngạc trước vẻ đẹp vương giả của ngỗng vàng, và hỏi: “Này ngỗng chúa cao cả, các bạn của nhà ngươi đã bay đi hết rồi. Nhà ngươi không thấy chiếc lưới giăng ở đằng xa sao?”. “Khi cuộc sống sắp chấm dứt và sự chết đã gần kề, thì không ích gì phải tranh đấu để chống lại phận số. Cho nên tôi đã không trông thấy lưới bẫy của ông.”

Người thợ săn vô cùng cảm kích trước sự khôn ngoan của ngỗng vàng, ông ta hỏi Su-Mu-Kha, tại sao một mình nhà ngươi ở lại đây? Những con ngỗng khác đều đã bay đi hết. Bạn không bị mắc bẫy, nhưng tại sao bạn ở lại bên cạnh con ngỗng cao quý kia? Vậy con ngỗng đó là ai mà bạn đã không đành xa nó, trong giờ phút gian nguy? “Nó là chúa đàn, đồng đội và bạn quý của tôi. Cho nên, dù hy sinh thân mạng, tôi cũng sẽ không bao giờ bỏ rơi ngỗng chúa”.

      Nghe như vậy, người thợ săn liền nghĩ rằng: “Chúng thật là những con chim can đảm và cao thượng. Nếu ta làm hại chúng, các thần linh sẽ trừng phạt ta, ta cần gì nghĩ đến sự ban thưởng của nhà vua. Ta sẽ thả chúng ra.”

  Người thợ săn nói với Su-Mu-Kha: “Nhận thấy nhà ngươi quyết lòng hy sinh cho tình bạn, ta sẽ để cho ngỗng chúa của ngươi được tự do. Vậy cả hai nhà ngươi muốn bay đi đâu tùy ý.”

      Người thợ săn dịu dàng tháo chân con ngỗng vàng ra khỏi chiếc bẫy, và rửa sạch máu ở chân nó nơi hồ nước trong. Ông ta chăm sóc những bắp thịt, các đường gân bị thương và do phép mầu, chân của ngỗng vàng trở nên lành hẳn. Không

có dấu vết gì chứng tỏ là ngỗng chúa bị bắt.

     Su-Mu-Kha vui mừng thấy chúa của mình được trả tự do, bèn nói với người thợ săn: “Này bạn, do hành động nhân đức của bạn đã thả chúng tôi ra, tôi cầu nguyện cho bạn và thân quyến của bạn luôn sống trong hạnh phúc, giàu sang.”

 Rồi ngỗng vàng hỏi anh thợ săn: "Ông định bắt tôi cho ông hay do bởi lịnh của người nào khác?”

      “Thưa ngỗng chúa cao quý, do lịnh truyền của đức vua, tôi đã đặt bẫy bắt ngài”. Anh thợ săn bèn kể cho ngỗng vàng nghe hết sự thật về việc hoàng hậu Khê-Ma đã muốn nhìn thấy con chim kỳ lạ ra sao.

     Ngỗng vàng bèn suy nghĩ: “Có lẽ tốt nhất ta nên về kinh đô. Người thợ săn sẽ được thưởng. Vua Ba-Hu-Pu-Tắc-Ca được biết là một nhà vua sáng suốt và đạo đức. Nếu ta tự ý về nạp mình trước nhà vua, ông ta sẽ thỏa mãn và đức vua có thể quyết định cho ta được tự do sử dụng hồ nước đẹp đẽ này”.  Ngỗng chúa bèn nói với anh thợ săn: “Hãy mang chúng tôi về cho nhà vua. Tôi sẽ hầu chuyện với ông ta và nếu muốn, đức vua sẽ trả tự do cho chúng tôi”. 

      “Thưa ngỗng chúa cao quý, các vị vua luôn luôn không có lòng từ bi. Ðức vua có thể bắt nhốt quý vị như tù nhân.”

     “Này anh bạn thợ săn, tôi đã làm cho ông cảm động, tôi có thể gây thiện cảm được với đức vua. Cứ để mặc tôi. Nhiệm vụ của ông là đưa tôi và Su-Mu-Kha về cho nhà vua”. Người thợ săn bèn đặt hai con ngỗng trên cây đòn và mang chúng về cung điện.

  Khi nhà vua và hoàng hậu nhìn thấy hai con chim đẹp đẽ, một con với lông sắc vàng óng ánh và con kia màu trắng như tuyết trên đỉnh núi, họ rất vui mừng. Ðức vua đặt cả hai con đậu trên cây sào bằng vàng và chính tay nhà vua cho chúng ăn mật, ngũ cốc rang, và uống nước ngọt.

    Suốt đêm, đức vua và ngỗng vàng cùng nhau thảo luận về những trách nhiệm và đạo đức trên cương vị của một nhà vua. Ngỗng vàng tâu với đức vua: “Kẻ nào trì hoãn chậm trễ trong cố gắng làm việc lành, sẽ bị đọa lạc thấp kém. Ai đánh mất tất cả sự hiểu biết và đức tính cao thượng sẽ bị thất bại. Người không nhận biết chân lý sẽ không có trí tuệ. Hãy chăm sóc các hoàng tử của bệ hạ, giúp chúng phát triển sự khôn ngoan, và luôn luôn đi theo con đường đạo đức.” 

     Ngỗng vàng đã chỉ bảo và khuyến khích nhà vua làm như vậy. Vào lúc bình minh hôm sau, ngỗng vàng cùng với Su-Mu-Kha thân

 

  

xem tiếp - next >>

Lộc Vương Ba-Ni-Ăn - The Banyan Deer

Con Khỉ Có Lòng - The Great-Hearted Monkey

Con Hươu Cao Thượng - The Noble Stag

Con Voi Trắng  - The White Elephant

Con Nai Vàng - The Goldern Deer

Quốc Vương Si Vi  - King Sivi

Người Nông Dân Phản Bội - The Ungrateful Peasant

Vua Rắn - The Serpent King

Chú Thích Của Dịch Giả - Footnotes of The Translator

Các bài dịch & viết cùng tác giả

 

..

 

Phật giáo nhập môn     Phật giáo và xã hội     Phật giáo và văn hoá     Phật giáo và giáo dục     Phật giáo quốc tế    

Phật giáo sử - truyện     PG và vấn đề tái sanh     Thơ ca Phật giáo     Âm nhạc Phật giáo     Tin tức Phật giáo

Mẹ và Quê hương     Di tích & văn hoá đất võ     Bình Định: Đất & Người     Thơ ca Bình Định

Bài mới đăng tải     Nối vòng tay lớn     Thông báo     Linh tinh     Hình ảnh

Trang chủ     English     Liên lạc     Trang chủ

 

www.lebichson.org

Thành lập

ngày 10 tháng 9 năm 2003

(This homepage is best viewed with a screen size of  1024 x 768 pixels

Trang nhà hiển thị tốt nhất với chế độ màn hình 1024 x 768 pixels)

Hit Counter
ISP Internet Access