ĐẠO PHẬT CON ĐƯỜNG HƯỚNG ĐẾN GIẢI THOÁT GIÁC NGỘ - NHỚ VỀ QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM THÂN YÊU, NƠI ĐÃ CHO TA NIỀM HẠNH PHÚC LẪN KHỔ ĐAU - THÀNH KÍNH TRI ÂN MẸ CHA, NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHO CON TRÁI TIM VÀ HÌNH HÀI ĐỂ CON ĐI VÀO CUỘC SỐNG!

..

 

 STORIES OF THE BUDDHA’S FORMER BIRTHS

By ANJALI PAL

NHỮNG MẪU CHUYỆN TIỀN THÂN ÐỨC PHẬT

Việt dịch: Hoà Thượng THÍCH TRÍ CHƠN

 

MỤC LỤC - CONTENTS

Con Ngỗng Vàng - The Golden Goose

Lộc Vương Ba-Ni-Ăn - The Banyan Deer

Con Khỉ Có Lòng - The Great-Hearted Monkey

Con Hươu Cao Thượng - The Noble Stag

Con Voi Trắng  - The White Elephant

Con Nai Vàng - The Goldern Deer

Quốc Vương Si Vi  - King Sivi

Người Nông Dân Phản Bội - The Ungrateful Peasant

Vua Rắn - The Serpent King

Chú Thích Của Dịch Giả - Footnotes of The Translator

Các bài dịch & viết cùng tác giả

 

THE GREAT-HEARTED MONKEY

CON KHỈ CÓ LÒNG ÐẠI BI

     In the high Himalayas, (8) there once lived a giant monkey king and his troop of eighty thousand monkeys. Their home was in a forest glade by the side of the river Ganges. (9) Where the water gushed pure and clear from the rocks, there stood a tall shady tree. In summer this tree bore enormous golden fruit.

 

 

     As soon as the fruit was ripe, the monkeys ate them all up as fast as they could. For the monkey king, who was extremely wise, had warned his followers, “Never allow a single fruit to fall in the water. If this happens, the fruit will be carried down the river to distant valleys and cities where men live. Then they may come in search of the tree bearing this delicious fruit, and invade our peaceful kingdom.”

    

     Now one branch of this tree hung low over the river. A single ripe fruit which was hidden by an ant's nest, fell into the water and was swept away by the rapid current. It drifted further and further south, until at last it reached the city of Banaras on the banks of the river Ganges.

 

     On that morning, Brahmaddatta, the king of Banaras was bathing in the river between two fishermen's nets. When he had finished his bath the nets were pulled in. Caught in the fine mesh was the shining golden fruit. Struck with amazement, the fishermen picked it up and ran to show it to the king. The king examined it curiously, for he had never seen such a fruit before. “What is this glorious fruit?” he asked them.

 

 

    

The fishermen, who only knew how to catch fish for the royal table, replied, “We do not know, Sire.”

     “Call the foresters,” ordered the king.

 

     The foresters came. “This is a mango, Sire.”

     “Where does it grow?” 

     “Not in our kingdon, Sire. This fruit grows far away in the distant valleys of the Himalaya mountains.”

 

     The mango was cut and the king tasted a slice. He gave the rest to his queens and ministers. They all exclaimed in wonder, “Truly this is a fruit with a divine flavour. We have never tasted the like before.”

 

 

     The days passed and King Brahmadatta longed to eat more of the luscious golden fruit. His desire grew so intense that he was unable to rest or sleep for thinking of the mango that he tasted just once      Finally he decided to set out in search of the distant mango tree. A fleet of rafts was joined together, and the king and his men sailed up the river.

 

 

 

     After a long journey of many days and many nights, they reached the mountain valley where the mango tree stood on the river bank. The king got down with his followers, and they all had a delightful feast of the rich juicy mangoes. When night fell, the king lay down to sleep at the foot of the tree, and his soldiers stood guard. Blazing fires were lit on either side, to prevent wild animals from coming too near.

 

     Late at night when the king was fast asleep and the sentries dozing, the monkey chief and his troop arrived. They jumped onto the mango tree and ate up all the mangoes that were left. They made such a lot of noise that the king woke up and saw the monkeys gliding from branch to branch. Calling his archers he ordered, “Surround the tree and shoot all these monkeys. Tomorrow morning we will eat monkey flesh with the mangoes. That will make a really tasty meal.”

 

     The monkeys overheard the king's words, and trembling with fear they went to their chief. “Alas, Sire, you warned us, but unknown to us some fruit must have fallen into the river, for strange men have come here. Their leader has ordered his archers to shoot us. The tree is surrounded and we cannot escape. What are we to do?”

 

 

   

     “Do not be afraid, my children,” said the monkey chief. “I will find a way of saving you.”

     Having comforted his followers, he climbed up the highest branch of the tree, and from there crossed to another branch that stretched over the river. With a mighty bound he cleared the river and landed on the opposite bank. He cut and strippped a length of bamboo shoot, and carefully measured it saying to himself, “I will tie one end to a tree trunk here and fasten the other end around my waist. I will leap back to the mango tree and my troop can escape over the reed bridge that I will have made.”

 

     Swift as the wind, the monkey chief sprang back to where his followers were waiting anxiously. But he had made a mistake in his calculations. He had not taken into account the part tied around his waist. The reed proved to be too short, and he was only able to grasp a branch of the mango tree. With great effort he clung to the branch and told the monkeys, “Go quickly over my back onto the reed, and then escape to the other bank.”

 

     One by one the eighty thousand monkeys saluted their chief, and ran lightly over his back onto the reed.

 

     Amongst the troop there was one evil monkey called Devadatta, (10) who was very jealous of his leader. He thought to himself, “This is the chance to destroy my enemy.”

 

     So he jumped very hard onto his chief's back. The monkeyking's back broke and he was in great pain. The heartless Devadatta crossed the reed to safety, leaving his stricken chief to die alone.

     King Brahmadatta, who was awake, had seen everything that had happened. He was filled with compassion for the heroic monkey. At dawn he ordered his men to carefully lower the monkey chief from the branch were he still clung. This was done, and the wounded monkey was bathed in the sweetest perfumes and clothed in a soft yellow robe. The king sat down by the side of the monkey chief and asked, “You made a bridge of your body for the monkeys to cross. In doing so, you have given your life. What are you to them and what are they to you, O great monkey?” 

    

     The dying monkey replied, “O king, they were my children, and I was their chief and guide. They loved and trusted me. I do not grieve to leave this world, because I have gained my subjects' freedom. If you would rule well, remember that the hapiness and welfare of your people must always come first.”

 

   

      Saying this the monkey chief closed his eyes and died. King Brahmadatta ordered that the dead monkey be given the funeral honours of a king. A shrine was erected at the place of cremation. Torches were burnt there and offerings of incense and flowers were made.

 

     When the king returned to Banaras, he built yet another shrine in honour of the monkey chief, and commanded all his subjects to pay homage to the memory of so brave an animal. All his life he remembered the last words of the monkey chief, and ruled his people wisely and well.

 

 

     Ngày xưa, nơi dãy núi cao Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas) (8) có một con khỉ Chúa to lớn sống chung với một đàn khỉ gồm cả tám chục ngàn con. Chỗ ở của chúng là một khu rừng trống nằm sát bờ con sông Hằng (Ganges) (9). Tại đây, cạnh dòng nứớc sạch và trong chảy ra từ núi đá, có một cây cao bóng mát. Mùa hè, cây nặng chĩu đầy nhưng trái óng ánh vàng to lớn.

 

     Vừa thấy trái cây chín, những con khỉ liền hái ăn ngay càng sớm càng tốt vì khỉ Chúa, rất đỗi khôn ngoan, đã dặn dò đàn khỉ con: "Ðừng bao giờ để một trái cây nào rơi xuống nước. Nếu việc ấy xảy ra, trái cây đó sẽ bị dòng sông cuốn trôi về những thung lũng và thành phố xa xôi có loài người sinh sống. Rồi họ có thể tới đây tìm ra được cái cây có trái ngon ngọt này và sẽ xâm phạm lãnh thổ an lành của chúng ta”.

 

     Lúc ấy có một nhánh cây sà thấp xuống mặt sông. Một trái chín nằm ẩn trong chiếc tổ kiến, rơi xuống nước và bị cuốn trôi theo dòng sông chảy xiết. Nó trôi xa xuống tận miền nam, và cuối cùng trái cây đó lạc vào kinh thành Ba La Nại(Banaras) nằm bên bờ sông Hằng.

 

     Sáng nọ, Bờ-Ra-Ma-Ðát-Ta (Brahmadatta) vua xứ Ba La Nại đang tắm trong một khúc sông nằm giữa hai chiếc lưới của những người đánh cá. Khi nhà vua tắm xong, thì mấy lưới đánh cá được người ta kéo lên, trong lứới có một trái cây chín sắc vàng lóng lánh. Hết sức kinh ngạc, những người đánh cá cầm nó chạy đến đâng lên cho đức vua. Nhà vua xem xét trái cây với sự ngạc nhiên vì từ trước tới nay, ông ta chưa hề thấy loại trái cây đó bao giờ.      Ðức vua hỏi họ: “Trái cây có sắc vàng rực rỡ này ở đâu vậy?”

Dân chài lưới chỉ biết việc làm sao bắt được cá để cho nhà vua dùng, trả lời: “Tâu bệ hạ, chúng tôi không biết”.

     Ðức vua ra lịnh: “Hãy gọi lính kiểm lâm lại đây”.

     Những người lính kiểm lâm đến thưa: “Tâu Hoàng Thượng, đây là trái xoài.”

     “Nó mọc ở đâu?” 

     “Tâu bệ hạ, không có trong nước chúng ta. Loại trái cây này được trồng rất xa, nơi thung lũng của núi Hy Mã Lạp Sơn”.

 

     Người hầu cận cắt trái xoài ra và dâng một miếng lên đức vua dùng. Nhà vua đưa phần còn lại cho hoàng hậu và các triều thần. Tất cả ăn đều trầm trồ khen ngon: “Ðây là một trái cây có hương vị tuyệt diệu. Chúng tôi chưa từng thưởng thức bao giờ”.

 

     Những ngày sau, vua Bờ-Ra-Ma-Ðát-Ta dùng thêm nữa loại trái cây chín vàng ngon ngọt này. Lòng ham muốn của đức vua mãnh liệt đến nỗi ông ta không thể ngủ nghỉ gì được khi nhớ tới trái xoài mà đức vua đã dùng qua một lần.

     Cuối cùng nhà vua quyết định lên đường đi tìm cây xoài nơi xa xôi ấy. Một đoàn thuyền gồm nhiều chiếc bè kết hợp lại, đức vua và những người tháp tùng đã chèo ngược dòng sông đi lên.

 

    Sau một chuyến đi dài qua nhiều ngày đêm họ tới một thung lũng núi có cây xoài mọc bên cạnh bờ sông. Ðức vua bước lên bờ với đoàn tùy tùng, và tất cả đã dự một bữa tiệc dùng toàn những trái xoài đầy nước ngon ngọt. Ban đêm, nhà vua nằm ngủ dưới gốc cây, có lính canh gác. Lửa được thắp sáng hai bên để ngăn không cho các thú dữ lại gần.

 

   

      Khuya về đêm, khi đức vua đang say ngủ và những tên lính gác vừa mới chợp mắt thiu thiu, khỉ Chúa cùng với đàn khỉ con tìm đến, nhảy lên cây và ăn tất cả những trái xoài còn lại. Chúng làm ồn ào khiến nhà vua thức giấc, nhìn thấy các bầy khỉ đang di chuyển từ cành này qua cành kia. Ðức vua gọi lính bắn cung lại và ra lịnh: “Hãy bao vây cây xoài và bắn hạ những con khỉ này. Ngày mai chúng ta sẽ dùng thịt khỉ với xoài. Món ăn đó chắc sẽ là ngon lắm”.

 

    

     Ðàn khỉ thình lình nghe được những lời nói trên của đức vua, chúng run sợ và đến gặp khỉ Chúa: “Thưa Ðại Vương, than ôi, dù ngài đã cảnh cáo nhưng chúng tôi không rõ làm thế nào một trái xoài đã rơi xuống sông khiến cho có người biết tìm đến đây. Vị thủ lảnh đã ra lịnh cho lính của ông ta bắn vào chúng tôi. Cây xoài đã bị bao vây, chúng tôi không tìm đường thoát được. Vậy chúng tôi phải làm sao?”

 

     Khỉ Chúa nói: “Này các con, đừng sợ. Ta sẽ tìm cách cứu các con.”

     Sau khi an ủi bầy khỉ con, khỉ Chúa trèo lên một nhành cây cao nhất và từ đó nó chuyền băng qua một cành cây khác trải dài ngang trên sông. Khỉ Chúa rán hết sức lực nhảy qua sông đặt chân xuống bờ bên kia. Nó đốn ngã, chặt một đoạn cây trúc cẩn thận đo chiều dài, và trù tính: “Ta sẽ cột đầu khúc cây trúc vào một thân cây ở đây và buộc đầu kia quanh vào lưng của ta. Rồi ta sẽ nhảy trở về cây xoài và với chiếc cầu ta thiết lập, đàn khỉ con của ta sẽ trốn thoát được”.

 

    

     Nhanh như gió, khỉ Chúa trở về nơi bầy con của nó đang lo lắng chờ đợi. Nhưng nó đã lầm lẫn trong sự tính toán, vì quên tính phần ngọn trúc buộc quanh lưng nó. Cành trúc quá ngắn và khỉ Chúa chỉ có thể vừa với tới được nhánh cây xoài. Hết sức cố gắng, nó rán bám vào một nhánh cây và bảo đàn khỉ: “Hãy mau bước ngang qua lưng tôi đi tới chiếc cầu trúc để vượt thoát đến bờ bên kia”.

 

 

     Từng con một, tám ngàn khỉ con cúi đầu chào khỉ Chúa, nhẹ nhàng bứơc qua trên lưng của nó để đến chiếc cầu trúc.

 

     Trong đàn khỉ có một con ác độc tên Ðề Bà Ðạt Ða

(Devadatta) (10) rất ganh ghét khỉ Chúa. Nó tự nghĩ rằng: "Ðây là cơ hội tốt để giết chết kẻ thù của mình”. 

    

     Do đó nó giẫm mạnh lên thân khỉ Chúa khiến lưng con này bị gẫy và rất đau. Ðề Bà Ðạt Ða tàn ác đã an toàn tới được cành trúc bỏ mặc khỉ Chúa bị thương nằm chết một mình.

     Vua Bờ Ra Ma Ðát Ta thức dậy, và chứng kiến mọi việc xảy ra. Lòng đức vua vô cùng xót thương con khỉ Chúa anh hùng. Sáng hôm sau, ông truyền lịnh cho quân lính mang khỉ Chúa xuống từ cành cây nó đang còn bám vào. Sau đó, người ta tắm rửa khỉ Chúa bị thương trong nước thơm dịu dàng nhất và mặc cho nó chiếc áo vải vàng mềm mại. Ðức vua ngồi bên cạnh con khỉ đầu đàn và hỏi: “Này khỉ Chúa cao cả, nhà ngươi đã dùng thân mình làm chiếc cầu để cho đàn khỉ đi qua. Làm vậy, ngươi đã hy sinh mạng sống của mình. Ngươi là gì của bầy khỉ, và chúng là thế nào đối với nhà ngươi?”.

 

     Con khỉ Chúa sắp chết trả lời: “Tâu đại vương, đàn khỉ là con của tôi, và tôi là thủ lãnh và người dẫn dắt chúng. Chúng mến thương và tin tưởng nơi tôi. Tôi không có gì ân hận (hối tiếc) khi từ giã cõi đời này vì tôi đã cứu thoát được thần dân của tôi. Nếu muốn trị nứơc có kết quả tốt thì điều trước tiên là ngài nên luôn luôn lo nghĩ đến sự hạnh phúc và an lạc của người dân”.

 

     Nói xong, khỉ Chúa nhắm mắt lìa đời. Vua Bờ Ra Ma Ðát Ta ra lịnh lo tang lễ cho nó với tất cả điều vinh dự của một đức vua. Người ta dựng lên một ngọn tháp kỷ niệm tại nơi thân khỉ Chúa đã được hỏa táng. Dân chúng cũng thắp đèn đuốc sáng nơi ấy và dâng hương hoa cúng lễ cho nó.

 

     Khi nhà vua trở về thành Ba La Nại, ông ra lịnh xây một ngôi tháp khác để tôn thờ khỉ Chúa và khuyên bảo dân chúng nên tỏ lòng cung kính, nhằm tưởng niệm một con vật thật hết sức hy sinh. Suốt đời, nhà vua luôn ghi nhớ những lời nói cuối cùng của khỉ Chúa và đã cai trị dân chúng trong nước ông một cách sáng suốt và nhân từ.

 

  

next - xem tiếp >>

Con Hươu Cao Thượng - The Noble Stag

Con Voi Trắng  - The White Elephant

Con Nai Vàng - The Goldern Deer

Quốc Vương Si Vi  - King Sivi

Người Nông Dân Phản Bội - The Ungrateful Peasant

Vua Rắn - The Serpent King

Chú Thích Của Dịch Giả - Footnotes of The Translator

Các bài dịch & viết cùng tác giả

 

..

 

Phật Pháp      Sử tích Phật giáo     Mẹ - Quê hương      Bài mới đăng

Lịch sử & Danh nhân Bình Định    Di tích & Văn hoá Bình Định    Thơ ca Bình Định

Trang chủ       English       Liên lạc      Thông báo       Linh tinh        Trang chủ

 

 

www.lebichson.org

Thành lập

ngày 10 tháng 9 năm 2003

(This homepage is best viewed with a screen size of  1024 x 768 pixels

Trang nhà hiển thị tốt nhất với chế độ màn hình 1024 x 768 pixels)

Hit Counter
ISP Internet Access