ĐẠO PHẬT CON ĐƯỜNG HƯỚNG ĐẾN GIẢI THOÁT GIÁC NGỘ - NHỚ VỀ QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM THÂN YÊU, NƠI ĐÃ CHO TA NIỀM HẠNH PHÚC LẪN KHỔ ĐAU - THÀNH KÍNH TRI ÂN MẸ CHA, NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHO CON TRÁI TIM VÀ HÌNH HÀI ĐỂ CON ĐI VÀO CUỘC SỐNG!

..

 

 STORIES OF THE BUDDHA’S FORMER BIRTHS

By ANJALI PAL

NHỮNG MẪU CHUYỆN TIỀN THÂN ÐỨC PHẬT

Việt dịch: Hoà Thượng THÍCH TRÍ CHƠN

 

MỤC LỤC - CONTENTS

Con Ngỗng Vàng - The Golden Goose

Lộc Vương Ba-Ni-Ăn - The Banyan Deer

Con Khỉ Có Lòng - The Great-Hearted Monkey

Con Hươu Cao Thượng - The Noble Stag

Con Voi Trắng  - The White Elephant

Con Nai Vàng - The Goldern Deer

Quốc Vương Si Vi  - King Sivi

Người Nông Dân Phản Bội - The Ungrateful Peasant

Vua Rắn - The Serpent King

Chú Thích Của Dịch Giả - Footnotes of The Translator

Các bài dịch & viết cùng tác giả

 

THE SERPENT KING

VUA RẮN

Once upon a time King Anga ruled over the kingdom of Anga(25), and King Magadha reigned in the kingdom of Magadha(26). The two kings were constantly fighting with one another. Sometimes King Anga won and sometimes King Magadha was the victor.

 

     At a certain battle, King Magadha was defeated by King Anga. Mounting his charger, he fled from the battlefield, pursued by King Anga's warriors. The two kingdoms were divided by the river Campa(27); under this water was a serpent kingdom ruled over by a serpent king named Campeyya. King Magadha arrived at this river, and finding it in flood was unable to cross. He decided,“Far better to drown in this river than to die at the hands of my enemies.” 

 

     So he plunged into the fast flowing waters with his horse. On the river bed, the serpent king had built a jewelled pavilion, and he was seated on his throne drinking amidst his court. King Magadha was pulled down by the current and fell right into the midst of the pavilion. The serpent king was impressed by the regal bearing of King Magadha and took a liking to him. Rising from his throne, he made the king sit down on it, and asked how he had fallen into the river. King Magadha told him the sad story of the lost battle. 

   

      “Fear nothing, great king. I will make you master of both kingdoms,” replied the serpent king.

     For seven days King Magadha remained in the serpent kingdom and was shown great honour. On the seventh day, both he and the serpent king, left the river and went up to the world of human beings. Then aided by the serpent king's magic powers, King Magadha routed King Anga in battle and killed him. He became master of two kingdoms, and from that time onwards, there was a firm alliance between him and the serpentking.

 

     Every year King Magadha built a jewelled pavilion on the banks of the river Campa, and paid lavish tribute to the serpent king. Attended by his court, the serpent king came out of the river to receive the tribute, and all the people of Magadha beheld his glory.

 

     In the fullness of time, the serpent king died, and a new king ruled over the serpent kingdom. This king was both austere and virtuous, and did not care for the pomp and glory of the serpent court. He soon wearied of the wasteful undisciplined life led by serpents and thought,“I must leave this palace and go into the world of men to fulfil the holy vows.”

 

    

So on fast days, he came out of the river and lay on an ant-hill by the side of the highway, not far from a frontier village. He said to himself, “If any man wishes to take my skin, I will not resist. If any man wishes to turn me into a dancing snake, I will allow him to do so.”

     Many people passed by and down the highway, and worshipped the serpent king, and placed scents and perfumes in front of him. The inhabitants of the frontier village realised that this was a serpent king of great power, and built a fine pavilion over the ant-hill where he lay. On the fourteenth and fifteenth days of the half moon, the serpent kingfulfilled his vows and fasted, and on the first day of the full moon, he would return to his palace. Thus time went by.

 

     One day the serpent queen, Sumana, said to her lord, “O king, on fast days you go into the world of men to fullfil your vows. The world above is full of danger. Suppose some evil should befall you, how will I learn of it?”

 

 

     The serpent king took his consort to a lucky pond and said,“If any man injures me, the water in this pond will turn muddy. If a roc bird carries me off, the water will disappear. If a snake charmer seizes me, then the water will turn the colour of blood.” 

     Having explained the three signs to the queen, the serpent king left the palace under the river Campa, and went back to the ant-hill. His body was like a coil of pure silver, and as he lay there, his scales shimmered in the rays of the sun.

    

     Now a young brahmin from Banaras had gone to Taxila to study under a world-renowned teacher. From him, he had learned the charm which commands all living beings. 

     On his way home he passed the frontier village and saw the serpent king lying on the ant-hill. He thought,“I will catch this snake and teach him to dance. Then I will show him off in towns andvillages and earn a lot of money.”. He procured some magic herbs and repeating the magic charm, approached the serpent king. The serpent felt the effect of the charm and putting his head out, saw the brahmin snake charmer. He thought, “I can easily destroy this man with my poison. But if I do so, I will have broken my vows.” So he withdrew his head and closed his eyes. 

    

     The brahmin came up to the serpent king and catching him by the tail put him into a reed basket. Then he carried the basket to the frontier village, and made the serpent king dance before a vast crowd of people. The people were so pleased with the snake's performance, that they gave the brahmin a thousand pieces of silver and goods worth another thousand pieces.

 

     The brahmin had decided to let the serpent king go when he had earned a thousand pieces of silver, but seeing how easily the money was come by, he was overcome with greed. “I have gained so much money in a small frontier village. I will become really wealthy if I make the snake perform before kings and courtiers.”

 

     The brahmin bought a cart to carry all his possessions, and a carriage in which he seated himself. Accompanied by a large crowd of people, he went through towns and villages making the snake dance. He decided to finally show off the snake before King Uggasena of Banaras, and then to set him free.

 

    

     The brahmin used to catch frogs and give them to the serpent king to eat, but he refused to eat them. Then the brahmin tried to tempt the serpent with honey and fried corn, but he would not touch this food either, thinking,“If I eat any food, I shall remain in this basket till I die.” After a month, the brahmin arrived at Banaras. He made the serpent king dance in the villages outside the city gates and earned much money.

 

     The king heard of the wonderful snake which danced, and sending for the brahmin, commanded a performance. Drummers were sent throughout the city, to proclaim that on the next day a snake would dance in the palace courtyard, and that all the townfolk should attend the performance.

 

     The palace courtyard was decorated, and the brahmin summoned to the royal presence. He brought the serpent king in a jewelled basket. Putting a colourful rug on the ground, he set the basket down on it. The king came out of the palace and sat down on his throne, amongst a vast throng of people. The brahmin took the serpent king out of the basket and made him dance. So graceful were the movements of the snake, that the people could not keep still. Thousands of kerchiefs were waved in the air, and a shower of jewels fell around the serpent king. 

    

     It was now a full month since the serpent king had been caught, and during that entire period he had not eaten. In the palace under the river Campa, the serpent queen, Sumana, began to wonder and worry. “My dear husband has not returned home for over a month. What can have happened to him?” So she went and gazed at the lucky pond, and saw that the water was as red as blood. Then she knew that he must have been caught by a snake charmer. She left the palace and going up to the world of men, went to the ant-hill. She saw the place where he had been caught and wept bitterly. Then she made her way to the frontier village, where she learned that her lord had been taken to Banaras. 

     She travelled on to the city, and went straight to the palace courtyard, where she saw her lord dancing for the amusement of a large crowd. She stood poised in the air above, weeping and lamenting. The serpent king, as he danced, looked up, and seeing his queen, felt so ashamed that he crept into his basket and hid himself.

 

     The king seeing that the snake had stopped dancing called

out,”What is the matter?” 

     Looking up he too saw the serpent queen hovering in the air. He was astonished at this vision and asked. “Who are you that shine like lightning or a blazing star? Are you a goddess, for I can see that you are not human.” 

   

      “I am neither goddess nor human, great king. I am a serpent queen come here with a purpose.”

 

     “Tears flow from your eyes, and you seem to be full of anger.Tell me, lady, why have you come here?”

 

    

     “Sire, the serpent who dances before you was seized by a man for profit. He is my lord and I have come to ask for his freedom.”

“How could this half-starved man catch such a powerful snake? Tell me, serpent queen, how this happened.”

 

 

     “Great king, this serpent is so mighty that he could burn this town to cinders. He allowed himself to be caught, so as not to break a vow that he had made.”

 

     “And how did the man catch him?”

 

     “On fast days this royal snake used to lie near the highway. There the snake charmer caught him. He is the king of sixteen thousand serpents who live below the river Campa. Set him free, O king. Buy his liberty from this man with gold, a hundred cattle and a village. Perform this merciful deed, great king.”

 

 

     The king agreed to free the serpet king, and turning to the brahmin said, “I will buy this royal snake's liberty from you. I will give you jewelled earrings and a hundred pieces of gold. I will give you a finely cushioned throne, a bull, a hundred cattle and two wives of equal birth with you. Release this serpent, and it will be a meritorious act on your part.”

 

     The brahmin replied, “I want no gifts, Your Majesty. I will release the serpent of my own free will.”

 

     He took the serpent king out of his basket. The serpent crept into a flower, and because of the suffering he had undergone, he was able to put off his reptile shape and emerge in the form of a magnificently dressed young man. Sumana, the serpent queen, came down from the sky and stood beside her lord. The serpent king bowed respectfully to King Uggasena. “Great king, I pay you homage and give you all my gratitude. Now that I am free once more, I will return to my palace.”

 

     “Where is your palace, serpent king? I would like to see it.”

 

     “You have given me freedom, great king. In return I, and all my subjects, will serve you faithfully. Come with me to my kingdom.”

 

     Eager to visit the world of serpents, King Uggasena ordered his charioteers, “Make ready the royal chariots and yoke the mules. Bring forth the elephants in their golden trappings, for we will visit serpent land.”

 

 

     Drums were sounded, tabors were beaten, conches blown and cymbals clashed, as King Uggasena and the serpent king, with a large following, left the city.

 

     By his magic power the serpent king erected a wall of seven precious metals around the underwater kingdom, and the road approaching the palace, was beautifully decorated. So when King Uggasena entered the serpent world, he beheld a sight of great magnificence.

 

     The bed of the river was covered with golden sand, and flame-coloured coral grew all around. Gold towers stood at every league. The serpent king's palace was shaded by a thousand trees and shone with a brilliant light. When King Uggasena entered the palace, the fragrance of a thousand different perfumes scented the air. Celestial harps played soft melodies, and serpent maidens danced in the great hall.

 

    

     The king was seated on a golden throne, with soft silk cushions scented with sandalwood. Fine food and drink was offered him. For seven days the king and his courtiers enjoyed the rich hospitality of the serpent king. He marvelled at the fabulous wealth of the serpent kingdom and said to the serpent king, “Great king, why did you leave all the magnificence and go up to our world to lie on an ant-hill? You have vast mansions and deep fishponds, which are finer than those on earth. Herons, peacocks, cuckoos, cassia and trumpet flowers, grow plentifully. Everything here is more perfect than on earth, and yet you left it all.”

 

   

      “I went to your world, O king, because I greatly desired to be born again as a man.”

 

     “O serpent king, you are great in might and divine power. Tell me, in what way is our world better than yours?”

 

   

      “Self-control and purification of the spirit is possible only in the world of men. That is what I sought.”

 

     “I bow to your wisdom, great serpent king. Your thoughts are truly noble. I will follow your example and try to perform virtuous actions. I have stayed here long, and now it is time for me to go.”

 

     The serpent king pointed to his treasures and told King Uggasena, “Take what you will from here. I have untold gold, tree-high heaps of silver. Take it and build walls of silver and houses of gold in your kingdom. I have five thousand coffers full of pearls and coral. Take them and spread them in your palace so that the ground cannot be seen. Build great mansions in your city, O king. Banaras city will be rich. Rule your people wisely and well.”

 

 

 

    

     King Uggasena agreed to the serpent king's suggestion, and bade him farewell. Several hundred carts were loaded with treasure. Amidst a great show of pomp and display, the king left the serpent world and returned to Banaras.

          Ngày xưa có vị vua Ương Già cai trị xứ Ương Già (Anga) (25) và vua Ma Kiệt Ðà trị vì nước Ma Kiệt Ðà (Magadha) (26). Hai vua này thường giao tranh với nhau. Ðôi khi vua Ương Già thắng trận và có lúc vua Ma Kiệt Ðà lại chiến thắng.

 

     Tại một trận chiến, vua nước Ma Kiệt Ðà bị vua Ương Già đánh bại. Ngồi trên lưng ngựa, vua Ma Kiệt Ðà bỏ chạy khỏi chiến trường và bị quân lính vua Ương Già rượt đuổi theo sau. Hai vương quốc được phân chia bởi dòng sông Chiêm Ba (Campa) (27) mà dưới sông đó là xứ sở của loài rắn do vua Rắn Sam-Bê-Da (Campeyya) cai trị. Khi tiến đến bờ sông, vua Ma Kiệt Ðà thấy nứơc sông bị lụt không thể vượt qua được. Nhà vua quyết định: “Thà chết đuối ở sông này còn hơn là bị giết trong tay kẻ thù”

 

     Ðức vua cùng với con ngựa nhảy xuống dòng nước đang chảy mạnh. Giữa lòng sông vua Rắn có xây một lâu đài bằng đá quý và vua Rắn đang ngự trên ngai vàng uống rượu ở triều đình. Vua Ma Kiệt Ðà bị dòng nứơc cuốn trôi rơi vào giữa lâu đài trên. Ngưỡng mộ trước phong độ vương giả của vua Ma Kiệt Ðà nên vua Rắn bày tỏ sự kính mến ông ta. Vua Rắn liền đứng dậy mời vua Ma Kiệt Ðà ngồi trên ngai của mình và hỏi nguyên do tại sao nhà vua bị rơi xuống sông. Vua Ma Kiệt Ðà thuật lại cho vua Rắn nghe câu chuyện buồn thua trận của mình.

 

     Vua Rắn đáp lời: “Thưa đại vương, đừng lo gì hết. Tôi sẽ giúp ngài làm vua cả hai nước”.

     Vua Ma Kiệt Ðà lưu lại một tuần lễ tại nước vua Rắn và được tiếp đón hết sức trọng thể. Sang ngày thứ bảy, nhà vua và vua Rắn rời sông Chiêm Ba trở lại nhân gian. Nhờ quyền năng pháp thuật của vua Rắn giúp đỡ, vua Ma Kiệt Ðà rượt đuổi theo chiến đấu giết chết vua Ương Già. Vua Ma Kiệt Ðà lên làm vua cả hai nước, và từ đó trở đi, sự liên kết giữa

đức vua và vua Rắn rất chặt chẽ thân tình.

 

    

      Hằng năm, vua Ma Kiệt Ðà thiết lập môt cái rạp lớn bằng châu báu trên bờ sông Chiêm Ba và tổ chức lễ dâng nạp phẩm vật cho vua Rắn. Tháp tùng bởi các quần thần, vua Rắn ra khỏi sông lên đó nhận lễ vật, và dân chúng Ma Kiệt Ðà dược dịp chứng kiến sự huy hoàng của vua Rắn.

 

     Ðến tuổi già, vua Rắn qua đời và một vị vua khác lên cai tri vương quốc của loài rắn. Ông vua mới này vừa có đạo đức lại sống khắc khổ và không mấy lưu tâm đến cảnh rực rỡ, lộng lẫy của triều đình rắn. Chẳng bao lâu nhà vua nhàm chán cuộc sống phóng túng vô kỷ luật của loài rắn và suy nghĩ: “Ta nên rời khỏi cung điện này, và lên nhân gian để thực hiện các nguyện ước thiêng liêng thánh thiện của mình”.

 

     Sau những ngày chay tịnh, vua Rắn rời khỏi sông và tới nằm trên một tổ kiến, cạnh con đường lớn không xa biên giới ngôi làng nọ. Nhà vua tự phát nguyện: “Nếu ai thích lột da của ta, ta sẽ không chống đối. Nếu kẻ nào muốn biến ta thành con rắn biết nhảy múa, ta sẽ cho phép họ làm như vậy”.  

     Nhiều người đi qua gần con đường để  lễ bái vua Rắn và dâng cúng hương trầm trước đức vua. Dân chúng trong làng biết đó là vua Rắn có quyền uy lớn lao nên họ đã xây dựng một ngôi đền trang nghiêm nơi tổ kiến vua Rắn đang nằm. Mỗi nửa tháng vào ngày mười bốn và rằm, vua Rắn thực hành tu niệm cũng như giữ gìn chay tịnh và mỗi tháng ngày mồng một, nhà vua trở về cung điện. Rồi thời gian cứ như thế trôi qua.

 

 

     Ngày nọ, rắn hoàng hậu Su-Ma-Na (Sumana) nói với nhà vua rằng: “Thưa bệ hạ, vào những ngày chay tịnh, bệ hạ lên cõi nhân gian để hành trì tu tập. Nhưng thế giới trên đó tràn đầy nguy hiểm. Giả thử có chuyện không may xảy ra cho bệ hạ làm sao thần thiếp biết được?”.

 

     Vua Rắn đưa hoàng hậu đến hồ nước may mắn và bảo rằng: “Nếu có ai gây thương tích cho trẫm, nứơc hồ này sẽ trở thành bùn. Nếu chim đại bàng bắt trẫm mang đi, nước hồ sẽ khô cạn. Nếu người dụ rắn bắt trẫm, nước hồ sẽ biến thành màu huyết đỏ”.

 

     Sau khi giải thích ba dấu hiệu ấy cho hoàng hậu, vua Rắn rời cung điện dứới sông Chiêm Ba và trở lại nơi tổ kiến. Thân hình của nhà vua trông giống như cuộn dây bạc ròng, và lúc vua nằm ở đó, vảy của ngài lóng lánh dưới ánh sáng mặt trời.

 

     Bấy giờ tại thành Ba La Nại có một tu sĩ bà la môn trẻ đi Tắc-Xi-La (Taxila) học được những bùa phép có thể sai khiến loài vật với một vị danh sư nổi tiếng thế giới.

 

     Trên đường về nhà, vị tu sĩ đi ngang qua biên giới của ngôi làng và nhìn thấy vua Rắn nằm trên tổ kiến. Ông ta thầm nghĩ: “Ta sẽ bắt con rắn này và luyện tập cho nó nhảy múa. Rồi ta sẽ mang rắn đi trình diễn khắp xóm làng, phố phường và sẽ kiếm được nhiều tiền”. Ông tiến đến gần vua Rắn, lấy ra vài ngọn cỏ yêu thuật và đọc bùa chú. Do ảnh hưởng của pháp thuật, vua Rắn ngẩng đầu lên nhìn vị bà la môn. Nhà vua thầm nghĩ: “Ta có thể dùng nọc độc giết hại tên này dễ dàng. Nhưng nếu làm vậy, ta sẽ vi phạm lời phát nguyện của ta”. Do đó, vua Rắn hạ đầu xuống và nhắm mắt lại.

 

     Vị bà la môn tới gần cầm đuôi bắt vua Rắn bỏ vào giỏ bằng rạ. Ông ta mang chiếc giỏ đến biên giới đầu làng và trình diễn vua Rắn nhảy múa trứơc số đông dân chúng. Mọi người rất thích thú xem rắn biểu diễn và họ ban thưởng cho vị bà la môn một ngàn đồng tiền bằng bạc với nhiều phẩm vật trị giá một ngàn đồng khác nữa.

 

    

     Ông bà la môn dự tính sẽ phóng thích cho vua Rắn sau khi kiếm được khoảng một ngàn đồng tiền bằng bạc, nhưng vì thấy làm ra tiền dễ quá nên ông ta sinh lòng tham và nghĩ rằng: “Ta đã thu được nhiều tiền tại ngôi làng nhỏ biên giới, ta sẽ thực sự giàu có nếu ta mang rắn đến biểu diễn trước

các vua chúa và triều thần”.

 

     Người bà la môn mua một chiếc xe chở hết tài sản của ông và một chiếc xe ngựa khác dùng làm chỗ ngồi. Tháp tùng bởi số đông dân chúng, ông ta đi qua nhiều thôn xóm phố phường để trình diễn màn rắn nhảy múa. Ông quyết định sau cùng mang rắn đến biểu diễn trước vua Út-Ga-Xê-Na (Uggasena) xứ Ba La Nại (Banaras) và rồi sẽ thả cho vua Rắn tự do.

 

     Vị bà la môn thường bắt nhái làm thức ăn cho vua Rắn, nhưng ngài từ chối. Ông ta cố gắng cho rắn dùng mật ong với bắp rang, nhưng vua Rắn cũng không ăn gì hết và nghĩ rằng:  “Nếu ta dùng bất cứ thức ăn gì, ta sẽ bị nhốt mãi trong giỏ này cho đến chết”. Một tháng sau, vị bà la môn đến thành Ba La Nại. Ông ta trình diễn rắn nhảy múa tại các ngôi làng bên ngoài cổng thành và thu được khá nhiều tiền.

 

    

     Nhà vua nghe tin con rắn kỳ lạ biết khiêu vũ nên cho mời vị bà la môn đến và ra lịnh cho ông ta sắp xếp cuộc trình diễn. Khắp kinh thành, người ta đánh trống để thông báo hôm sau vua Rắn sẽ biểu diễn nhảy múa tại nơi sân cung điện nhà vua và mời bà con trong thành phố tới dự xem.

 

     Dân chúng trang hoàng rực rỡ ở sân rồng và vị bà la môn được mời đến trước sự hiện diện của nhà vua. Ông ta mang vua Rắn trong cái giỏ bằng vàng bạc. Trải tấm thảm màu ra mặt đất trên đó ông ta đặt chiếc giỏ. Ðức vua rời cung điện ra ngồi trên ngai vàng giữa đám đông dân chúng. Từ chiếc giỏ, vị bà la môn bắt vua Rắn ra và điều khiển cho rắn nhảy múa. Trước nhịp điệu lui tới của rắn trông thực ngoạn mục khiến các khán giả không thế nào đứng yên. Hàng nghìn chiếc khăn tay của nguời dự xem đưa lên vẫy trên không trung, và một trận mưa tiền vàng bạc rơi xuống chung quanh vua Rắn.

 

     Một tháng qua, kể từ ngày vua Rắn bị bắt, và suốt trong thời gian đó rắn không ăn uống gì hết. Tại hoàng cung dưới sông Chiêm Ba, hoàng hậu Su-Ma-Na bắt đầu ngạc nhiên và lo lắng: “Hơn tháng rồi, không thấy phu quân thân yêu của ta trở về. Chẳng hay có việc gì xảy ra cho người chăng?”.  Rồi hoàng hậu ra nhìn nơi hồ may mắn và thấy nứơc đã biến thành màu huyết đỏ. Bà ta biết rằng nhà vua đã bị người dụ rắn bắt đi. Hoàng hậu rời cung điện, tìm lên cõi nhân gian đến nơi tổ kiến. Bà nhìn thấy chỗ vua Rắn bị bắt nên khóc lóc nức nở. Hoàng hậu đi ra biên giới đầu làng và hay tin đức phu quân của bà đã bị đưa về thành Ba La Nại.

 

 

     Hoàng hậu đến kinh thành và đi thẳng vào nơi sân rồng, tại đây bà trông thấy vua Rắn đang nhảy múa làm trò vui cho đông đảo người xem. Bà đứng lơ lửng trên không, vừa khóc than thảm thiết. Vua Rắn đang khiêu vũ nhìn lên thấy hoàng hậu liền hổ thẹn và bò vào giỏ ẩn trốn.

 

   

     Nhà vua thấy rắn ngừng múa bèn lên tiếng: “Tại sao vậy?”

 

     Nhìn lên, đức vua trông thấy rắn hoàng hậu quanh quẩn trên không. Ngài ngạc nhiên trước cảnh tượng đó và hỏi: Ngươi là ai mà rực rỡ như làn chớp, và chẳng khác gì ngôi sao sáng? Phải chăng ngươi là nữ thần, bởi ta thấy ngươi không phải là người”.

 

     “Tâu đại vương, tôi không phải là người hay nữ thần. Tôi là rắn hoàng hậu đến đây với một mục đích”.

 

      “Hình như nhà ngươi đang khóc và lòng đầy giận dữ. Hãy nói cho ta biết tại sao hoàng hậu lại tới đây?”.

 

   

     “Thưa bệ hạ, con rắn đang nhảy múa trước mặt ngài đã bị người ta bắt nhằm thủ lợi. Rắn là chồng của tôi, và tôi đên đây để xin cho chồng tôi được thả ra”.

 “Làm sao con người ốm yếu này đã bắt được rắn có sức mạnh như thế? Hãy kể cho trẫm nghe, rắn hoàng hậu, việc ấy xảy ra như thế nào”.

 

     “Tâu đại vương, con rắn đó rất mạnh, có thể thiêu đốt kinh thành này ra tro bụi. Nhưng rắn đã tự nạp mình cho người ta bắt vì muốn giữ trọn lời phát nguyện”.

 

     “Và làm sao người này bắt được chồng của ngươi?”  

     “Vào ngày chay tịnh, vua Rắn thường đến nằm bên cạnh đại lộ. Người dụ rắn đã bắt chồng tôi tại đó. Ông ta là vua của mười sáu nghìn con rắn đang sống dưới sông Chiêm Ba. Thưa bệ hạ, hãy giúp cho rắn được thả ra. Xin ngài mua sự tự do cho rắn nơi người này bằng tiền vàng, một ngôi làng và một trăm con bò. Mong đại vương hãy làm công việc phước đức này”.

 

     Nhà vua bằng lòng giúp cho vua Rắn được trả tự do và quay sang nói với vị bà la môn: “Trẫm sẽ mua sự phóng thích cho vua Rắn. Trẫm sẽ tặng ngươi nhiều hoa tai, và một trăm đồng tiền vàng. Trẫm sẽ ban cho ngươi một chiếc ngai có nệm gối rất đẹp, một con bò mộng, một trăm gia súc và hai người vợ cùng tuổi với ngươi. Hãy thả vua Rắn này ra và đó sẽ là hành động nhân đức của ngươi”.  

     Vị bà la môn đáp: “Thưa hoàng thượng, tôi không muốn nhận quà tặng gì cả. Tôi sẽ tự ý thả con rắn này”.

 

     Ông ta lấy vua Rắn ra khỏi giỏ. Rắn bò vào chiếc hoa, và trải qua nhiều khổ cực mà rắn đã chịu đựng, giờ đây rắn có thể thoát kiếp làm thân bò sát và biến thành một thanh niên trẻ đẹp.

Hoàng hậu rắn Su-Ma-Na từ không trung đi xuống đứng bên cạnh chồng. Vua Rắn kính cẩn cúi đầu chào vua Út-Ga-Xê-Na (Uggasena). “Tâu đại vương, tôi xin bày tỏ lòng tôn kính và hoàn toàn biết ơn ngài. Giờ đây một lần nữa tôi được trả tự do. Tôi sẽ trở về cung điện của tôi”.

 

     “Này vua Rắn, cung điện ngài ở đâu? Tôi muốn đến viếng thăm”.

 

     “Thưa đại vương, ngài đã giúp tôi có được tự do. Ðể trả ơn, tôi và thần dân nước tôi, sẽ hết lòng phục vụ cho ngài. Hãy cùng tôi đến thăm xứ sở của tôi”.

 

     Khao khát muốn đến viếng thế giới của loài rắn, vua Út-Ga-Xê-Na truyền lịnh cho những người đánh xe: “Hãy chuẩn

bị sẵn sàng các cỗ xe hoàng gia và buộc vào đó những con la. Hãy mang lại những con voi được trang hoàng rực rỡ vì trẫm sẽ đến viếng thăm vương quốc của loài rắn”.  

     Vua Út-Ga-Xê-Na (Uggasena) và vua Rắn cùng với số đông quần thần theo sau rời kinh thành lên đường đi giữa tiếng trống lớn, trống nhỏ, tù và và chập xỏa.

 

     Nhờ quyền phép, vua Rắn đã dựng nên một bức thành làm bằng bảy thứ kim loại quý bao quanh vương quốc dưới nứơc, và trang hoàng đẹp đẽ con đường dẫn tới cung điện. Khi vua Út-Ga-Xê-Na vào đến thế giới của loài rắn, ngài trông thấy một quang cảnh vô cùng lộng lẫy.

 

     Lòng sông đựơc bao bọc với cát vàng và xung quanh là những san hô màu đỏ chói sáng. Mỗi dặm đường có một tháp canh bằng vàng. Cung điện vua Rắn nằm giữa ngàn cây bóng mát và chiếu ra ánh sáng rực rỡ. Lúc vua Út-Ga-Xê-Na bước vào hoàng cung, bầu không khí xung quanh được ướp xông với cả ngàn loại nứơc hoa thơm ngào ngạt. Các thiên thần dạo đàn những bản nhạc êm dịu và các thiếu nữ rắn múa hát giữa hội trường to lớn.

 

     Nhà vua ngồi trên chiếc ngai vàng có lót chiếc gối lụa mềm được ướp bằng mùi hương gỗ chiên đàn. Người ta mang đến cho đức vua dùng các đồ ăn thức uống tuyệt hảo. Trong suốt tuần lễ, vua Út-Ga-Xê-Na và các triều thần được vua Rắn ân cần tiếp đón niềm nở. Kinh ngạc trước sự vô cùng giàu sang của vương quốc loài rắn, đức vua nói với vua Rắn: “Thưa đại vương, tại sao ngài lại từ bỏ mọi sự huy hoàng ở đây để lên thế giới của chúng tôi và nằm nơi tổ kiến? Ngài có những lâu đài to lớn và các hồ cá sâu rộng đẹp đẽ hơn ở trần thế. Lại có nhiều loại cò, công, tu hú những cây ba đậu (cassia) và hoa kèn mọc khắp nơi. Mọi thứ ở đây đều tuyệt hảo hơn cõi nhân gian mà ngài lại rời bỏ tất cả”.  

     “Thưa đại vương, tôi tìm đến thế giới của ngài, vì tôi rất muốn tái sanh làm người”.

 

     “Thưa vua Rắn, ngài có nhiều thế lực và quyền phép. Xin cho tôi biết điều gì ở nhân gian chúng tôi tốt đẹp hơn thế giới của ngài?”

 

     “Sự tự chủ và giữ tâm thanh tịnh chỉ có thể thực hiện ở thế giới loài người. Ðó là điều mà tôi đang mong cầu”.

 

     “Thưa Rắn đại vương, tôi xin cúi đầu khâm phục trước trí tuệ của ngài. Tư tưởng của ngài thật cao quý. Tôi sẽ noi theo gương ngài và cố gắng làm các việc lành. Tôi đến viếng thăm nơi đây đã khá lâu, và bây giờ đến lúc tôi xin cáo từ”. 

     Vua Rắn chỉ những kho tàng châu báu của ông ta và nói với vua Út-Ga-Xê-Na (Uggasena): “Hãy lấy những gì ngài ưa thích nơi đây. Tôi có rất nhiều vàng và những đống bạc cao bằng ngọn cây. Ngài cứ lấy về xây dựng các ngôi nhà vàng với những bức tường bằng bạc ở vương quốc của ngài. Tôi có năm ngàn hòm chứa đầy ngọc trai và san hô. Xin ngài mang chúng về để trải khắp mặt đất trong hoàng cung. Thưa đại vương, hãy dựng nên các lâu đài  to lớn nơi kinh thành của ngài. Thị trấn Ba La Nại (Banaras) sẽ trở nên giàu sang. Hãy cai trị dân trong nước ngài một cách sáng suốt và nhân từ”.

 

     Vua Út-Ga-Xê-Na (Uggasena) chấp thuận nghe theo lời khuyên dặn của vua Rắn và từ biệt ông ta. Với hàng trăm cỗ xe bò chở đầy châu báu, giữa cảnh tưng bừng tiễn đưa, nhà vua rời vương quốc loài rắn để trở về thành Ba La Nại.

 

Xem tiếp - Next >>

Chú Thích Của Dịch Giả - Footnotes of The Translator

Các bài dịch & viết cùng tác giả

 

..

 

Phật Pháp      Sử tích Phật giáo     Mẹ - Quê hương      Bài mới đăng

Lịch sử & Danh nhân Bình Định    Di tích & Văn hoá Bình Định    Thơ ca Bình Định

Trang chủ       English       Liên lạc      Thông báo       Linh tinh        Trang chủ

 

 

www.lebichson.org

Thành lập

ngày 10 tháng 9 năm 2003

(This homepage is best viewed with a screen size of  1024 x 768 pixels

Trang nhà hiển thị tốt nhất với chế độ màn hình 1024 x 768 pixels)

Hit Counter
ISP Internet Access